Điểm danh “thủ phạm” gây bệnh trong nguồn nước uống hằng ngày

Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Văn Nhân
Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM

Tiêu chảy, thương hàn, bại liệt, viêm gan… hay tệ hơn nữa là nhiễm độc, ung thư… đang đe dọa cuộc sống của mỗi gia đình, mà “thủ phạm” có thể đang nhởn nhơ cư ngụ trong chính ngôi nhà của chúng ta. Nguồn nước gia đình đang sử dụng có “sạch” không? Tại sao nước có mùi hôi? Tại sao nước máy nhưng vẫn bị vàng, bị đục?… là những thắc mắc được rất nhiều người dân gửi lên Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM.

test VN

Tôi thường nghe thông tin báo đài nói về vấn đề nguồn nước ô nhiễm do kim loại nặng hay vi sinh vật gây bệnh. Nguồn nước ngày càng ô nhiễm có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho các hộ dân hay không thưa bác sĩ?

Các nhà máy nước hiện nay có quy trình xử lý nước hiện đại và chế độ kiểm soát chặt chẽ nguồn nước đầu vào. Vì vậy, chất lượng nước đầu ra luôn đáp ứng các quy định hiện hành về chất lượng.

Tuy mạng cấp nước đã phủ khắp địa bàn TP.HCM nhưng có lẽ do vấn đề kinh tế, nhiều gia đình vẫn sử dụng song song cả hai nguồn (nước giếng khoan và nước máy), nên vẫn có nguy cơ gây ô nhiễm tầng nước ngầm. Trên địa bàn thành phố hiện nay có rất nhiều giếng khoan khai thác nguồn nước ngầm. Mật độ trung bình ước tính khoảng 46 giếng/km2. Tổng lượng khai thác nước ngầm chiếm trên 30% nhu cầu nước sử dụng của cả thành phố. Theo kết quả đánh giá chất lượng nước giếng tại TP.HCM (năm 2016): 5,48% không đạt chỉ tiêu vi sinh (Coliform tổng số, E.Coli); 48,45% không đạt chỉ tiêu hóa lý (pH, sắt, màu sắc, độ đục…). Nguồn nước này ô nhiễm đến đâu còn tùy thuộc vào vùng đất nơi khoan hay đào giếng, vệ sinh môi trường quanh khu vực giếng…

Đối với các người dân đang sinh sống tại các chung cư, cao ốc, nhà tập thể, nguồn nước sử dụng là nước máy hoặc nước giếng, đặc điểm nguồn nước này là lưu chứa qua bồn sau đó phân phối đến từng hộ dân. Một số chung cư lâu đời trên địa bàn TP. HCM có các bồn chứa đã xuống cấp, khả năng nhiễm bẩn từ các tác nhân bên ngoài cao, tuy nhiên, người dân vẫn chưa có ý thức cao về 1 nguồn nước an toàn cho sức khỏe, do đó, việc vận động súc rửa bể chứa tại các chung cư gặp nhiều khó khăn do liên quan đến chi phí của tập thể. Hiện có 35,63% mẫu nước không đạt quy chuẩn hóa lý; 2,46% không đạt chỉ tiêu vi sinh.

Ngoài ra, một số khu vực chưa đủ điều kiện lắp đặt hệ thống mạng lưới, người dân tạm thời sử dụng nước qua các bồn chứa nước tập trung. Quá trình lưu chứa này cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi sinh do lượng clo dư bay hơi trong quá trình vận chuyển, lưu chứa.

Đối với những vùng thiếu nước trầm trọng và nguồn nước ngầm lại không thể khai thác được do nhiễm phèn, mặn. Tại đây, người dân phải mua nước chở từ các bồn chứa, ghe, xà lan, nguồn nước này có thể bị nhiễm trong quá trình vận chuyển do vật dụng chứa nước chưa đúng quy cách và chưa được vệ sinh hợp lý. Hiện nay, chỉ người dân huyện Nhà Bè, Cần Giờ sử dụng nguồn nước này.

 

Bệnh do vi khuẩn trong nước gây ra được xem là phổ biến. Vậy trong nước có các loại vi khuẩn nào?

Các vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, phó thương hàn, lỵ… tồn tại trong nguồn nước bị nhiễm bẩn, hoặc nơi áp dụng biện pháp khử trùng không đảm bảo.

Các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy trẻ em như Leptospira, Brucella, Tularensis, các siêu vi khuẩn bại liệt, viêm gan A, Coxsackie… tồn tại trong nước tự nhiên và trong nước uống.

Nước còn bị nhiễm bẩn bởi một số ký sinh trùng như amip, trứng giun sán các loại. Con người có thể mắc bệnh ký sinh trùng khi dùng nước không sạch. Do đó việc khử trùng nguồn nước trước khi phân phối cho người tiêu dùng là hết sức cần thiết.

Kim loại nặng trong nguồn nước bao gồm những kim loại nào và ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng không?

Có rất nhiều kim loại nặng trong nước bao gồm Antimon (Sb); Asen (As); Cadmium (Cd); Crom (Cr); Đồng (Cu); Chì (Pb); Thủy ngân (Hg); Kẽm (Zn)…

Các kim loại nặng hầu như đều gây nhiều tác hại đối với sức khỏe người sử dụng như ung thư, nhiễm độc, bệnh Minamata…gây tích tụ sinh học với hàm lượng nhỏ. Vì vậy, nguồn nước theo tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế quy định rất chặt chẽ đối với các kim loại nặng.

Tại sao nước nhà tôi thỉnh thoảng có mùi tanh rất khó chịu?

Nước có mùi vị lạ gây cảm giác khó chịu, nước ngầm có mùi hôi nguyên nhân là do các túi khí trong lòng đất được bơm lên theo dòng nước (mùi bùn đất) hoặc do nguồn nước thải, sự phân hủy chất hữu cơ ở khu vực xung quanh thấm vào mạch nước ngầm (mùi trứng thối). Nước có mùi tanh có thể do trong nguồn nước có các Ion sắt, mangan. Đối với nguồn nước máy, nguồn nước trước khi vào hệ thống đường ống luôn được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, hiện tượng nước có mùi hôi hoặc đục, vàng là do sự cố trên đường ống hoặc áp lực nước tăng mạnh tại khu vực nào đó làm bong tróc lớp rỉ sét bên trong đường ống. Có thể liên hệ chi nhánh cấp nước tại địa bàn để phản ánh về hiện tượng này.

Nước máy có uống trực tiếp được không?

Theo kết quả giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng, nguồn nước sau xử lý tại các nhà máy nước đạt tiêu chuẩn nước ăn uống. Tuy nhiên, do hệ thống đường ống cũ kỹ, có khả năng nhiễm bẩn trong quá trình vận chuyển từ nhà máy nước đến nhà dân, ngành y tế khuyến cáo người dân cần xử lý nước trước khi uống. Hơn nữa, để khử trùng nguồn nước phòng tránh vi sinh vật gây bệnh, nguồn nước máy luôn có một lượng Clo dư nhất định, do đó, việc lọc lại nước nằng thiết bị lọc nước uy tín AQUA Akita sẽ loại bỏ dư lượng hóa chất có trong nước.

Dùng nước đóng bình, nước đóng chai có an toàn không?

Nước đóng chai, đóng bình có an toàn không còn tùy thuộc vào quy trình xử lý nước, quy trình súc rửa vỏ bình, chất liệu vỏ bình, vệ sinh cơ sở sản xuất, vệ sinh nhân viên…. Vì vậy nước đóng bình/ đóng chai chỉ an toàn khi rõ nguồn gốc, từ các công ty lớn, uy tín. Hiện có rất nhiều cơ sở nước đóng chai nhỏ lẻ sử dụng nước không rõ nguồn gốc, điều kiện sản xuất không hợp vệ sinh, không an toàn… đã được cơ quan chức năng khuyến cáo.

Gia đình tôi luôn thực hiện ăn chín uống sôi. Tuy nhiên tôi nghe thông tin nước đun sôi để nguội không thật sự an toàn. Sự thật là sao thưa bác sĩ?

Việc đun sôi nước là 1 phương pháp khử trùng nguồn nước vừa kinh tế vừa dễ thực hiện. Tuy nhiên:

+ Việc đun sôi nước chỉ tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, không loại bỏ được các kim loại và hóa chất có trong nước.

+ Nước đun sôi để nguội chỉ nên uống trong 2h, lưu trữ thời gian lâu sẽ bị tái nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.

Gia đình tôi đã cẩn thận sử dụng bình lọc nước nhưng gần đây, tôi nhận thấy nước vẫn có mùi lạ. Nguyên nhân do đâu thưa bác sĩ?

Trong trường hợp sử dụng bình lọc nhưng nước vẫn có mùi lạ có thể là do gia đình đang sử dụng bình lọc thô sơ dùng lõi sứ (hoặc thạch cao), đá, sỏi, cát, than hoạt tính. Loại bình này chỉ loại bỏ được chất bẩn mà mắt thường có thể nhìn thấy như bùn đất, rỉ sét, cặn, còn kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ cũng như độc chất trong nước không thể loại bỏ bằng phương pháp này. Thêm vào đó, sau một thời gian sử dụng vật liệu lọc sẽ bám lại các chất bẩn tạo rong rêu là môi trường cho vi sinh phát triển, nếu không có biện pháp vệ sinh hay thế vật liệu lọc thì nguy cơ nước nhiễm bẩn còn cao hơn nguồn nước chưa lọc.